1. Quy tắc đồng nhất
Nếu một sự vật là chính nó, nó không thể và không nên là cái gì khác.
Quan điểm A là A, A’ không phải là A. Để bác bỏ A bạn phải nhắm vào A chứ không phải A’.
Tức là nói không với LẠC ĐỀ, tập trung vào vấn đề chính, có cái nào nói cái đó, không lạc sang vấn đề khác cho dù hơi giống.
2. Quy tắc Lý do đầy đủ
Mọi sự vật đều có nguyên nhân và kết quả.
Gần giống tính toàn vẹn nhưng không hẳn. Áp dụng cái này để tránh kết luận ẩu: kết luận rút ra trên một vài biểu hiện mà quên mất rằng có một vài nguyên nhân chưa xuất hiện hoặc chưa chắc chắn. Chưa đủ Duyên Khởi thì chưa nói được gì cả.
3. Quy tắc Cấm mâu thuẫn
Một sự vật không thể vừa không lại vừa có trên cùng đối tượng, dấu hiệu, thời gian, mối quan hệ.
Tránh tiêu chuẩn kép. Việc nói xuôi cũng được nói ngược cũng xong không giúp tranh luận đi đến đoạn cuối, nó chỉ làm rối tình hình vì người ta không biết đâu mà lần. Việc vay mượn Có có Không Không hay Lượng tử là chưa hiểu đúng về những cái đó. Tuy nhiên nếu có thay đổi về đối tượng, dấu hiệu, thời gian, ... thì có thành không và không thành có cũng không có gì lạ.
4. Quy tắc Triệt tam
Chỉ có có và không, không có gì ở giữa.
Như quy tắc 3, triệt tam là để logic trở nên rõ ràng, còn như chưa rõ ràng, còn nhập nhằng thì phải tìm hiểu thêm về những gì chưa biết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét