Thứ Hai, 21 tháng 11, 2022

Khi chúng ta luống tuổi - Copy

 Kết quả hình ảnh cho Tôi nay ở trọ trần gian, trăm năm về chốn xa xăm cuối trời 

 (bài này copy từ một cái note của người có tuổi và có chỉnh sửa, cắt bớt)

1. Khi đã luống tuổi, chúng ta không thể nào kết bạn với những người giả nhân giả nghĩa
 
    Trên đường đời và qua tương tác xã hội, chúng ta quen biết rất nhiều người trong nhiều tình huống khác nhau. Nhưng trong số đó, những người được xem là ‘bạn’ thì chắc chẳng bao nhiêu. ‘Bạn’ ở đây là người chúng ta quen, quí mến, và có thể tin tưởng được; đó là người không bỏ chúng ta trong cơn hoạn nạn; đó là người đứng bên ta đưa ra lời khuyên hợp lí, sẵn sàng ủng hộ việc làm vì lợi ích của tha nhân.
Thử đếm xem, những người bạn theo định nghĩa trên có được bao nhiêu?
 
2. Khi đã có tuổi, chúng ta nhìn thế sự một cách bình thản và nhận ra rằng không phải cái gì cũng cần phải phản ứng
 
    Lúc còn trẻ, chúng ta háo thắng, muốn vượt trội, và có khi tham lam trong danh vọng, tiền tài. Thấy cái gì ‘gai mắt’ là chúng ta phản ứng ngay. Thấy người ta có hành vi và hành động không hợp lí (với mình) và thế là có phản ứng gay gắt, thậm chí phê phán. Nhưng vì còn trẻ người non dạ, chúng ta không biết câu chuyện đằng sau của những hành động và hành vi đó, nên chúng ta đã phạm phải sai lầm và mang tội.
 
    Nhưng khi đã luống tuổi, chúng ta tạm đạt được cái ‘tri thiên mệnh’, và do đó không vội vã phản ứng trước những điều trái tai gai mắt. Chúng ta cảm thấy bình thản hơn, suy nghiệm nhiều hơn trước khi phản ứng. Chúng ta nhận ra rằng trước nhiều sự việc, phán xét và đánh giá của chúng ta chỉ là những kẻ mù sờ voi mà thôi.
 
3. Khi đã luống tuổi, chúng ta nhận ra rằng trực giác có khi là chỗ dựa quan trọng, và các giá trị bảo thủ là cần thiết.
 
    Khi còn trẻ chúng ta thường tỏ ra ‘cấp tiến’, muốn làm 'cách mạng'. Thấy cái gì cũng muốn thay đổi. Thấy cái cũ là ngứa mắt, muốn dẹp qua một bên và thay vào cái mới. Thấy mái nhà tranh là lạc hậu và muốn hiện đại hoá nó bằng một mái tôn!
Nhưng càng về già, chúng ta hình như càng ... tự diễn biến. Tự diễn biến về các giá trị bảo thủ. Chúng ta nhận ra cái thời sôi nổi là bồng bột và tai hại. Chúng ta nhận ra mình từng có tội khi đánh đổ cái cũ và thay bằng cái mới tệ hại hơn. 
 
    Chúng ta cũng nhận ra rằng không phải cái gì cũng được quyết định dựa trên chứng cớ, và trực giác trở thành một chỗ dựa rất quan trọng trong điều kiện bất định. Nhìn vào một cái đơn xin đề bạt, trực giác cho chúng ta biết rằng kẻ viết ra nó là xạo, nhưng chứng cớ thì không có hay không thể xác minh. Nghe một kẻ thuộc phe ‘cấp tiến’ nói chúng ta thấy hắn ta xạo, ngoa ngôn, dù chưa có chứng cớ. Nhưng chúng ta đúng. Trực giác đóng vai trò quan trọng và giúp chúng ta tồn tại trong những tình huống thiếu thông tin. Hoá ra, những giá trị thủ cựu và bảo thủ rất quan trọng để chúng ta không bị chìm đắm trong những ngôn từ quyến rũ và ma mị.
 
4.Càng về già chúng ta càng thấy không có nhu cầu được dung nạp hay được công nhận. 
 
    Khi còn trẻ chúng ta muốn ‘thành công’, muốn được ghi nhận, muốn được visible/viral, hay nói chung là … bon chen. Vì bon chen, chúng ta hay so sánh. Vì còn trẻ, so sánh của chúng ta ấu trĩ. Tại sao hắn được vào bộ lạc, còn mình với thành tích nổi trội hơn hắn lại không được? Bất công. Tại sao lúc nãy phát biểu, họ quên đề cập đến mình? Họ cố ý. Tại sao họ không bầu mình vào hội đồng? Họ ghét mình. Nói chung, khi còn trẻ, chúng ta muốn được dung nạp, và khi không được dung nạp thì chúng ta tức giận. 
 
    Nhưng khi luống tuổi, khi chúng ta đã qua những chặn đường đời, đã [nói theo tiếng Anh là] ‘been there, done that’, chúng ta thấy bình thản hơn. Bình thản khi người ta bỏ quên mình. Bình thản khi người ta loại mình ra khỏi bộ lạc — có lẽ họ cần ‘máu mới’. Chúng ta không có nhu cầu được thấy, được ghi nhận, hay được vượt trội gì cả. Chúng ta nhìn sự đời như một vở kịch và thấy tội nghiệp cho những diễn viên trong vở kịch. 
 
    Chúng ta càng nhận ra rằng tất cả sự vật — từ cây cỏ đến sinh vật và con người — đều là những kẻ ‘ở trọ’. Thậm chí thời gian và bóng tối cũng ở trọ, y như Trịnh Công Sơn viết:
 
Trăm năm ở đậu ngàn năm
Đêm tối ở trọ chung quanh nỗi buồn
Ơ hay là một vòng xinh
Tôi như người bỗng lênh đênh giữa đời
 
    Những người luống tuổi nhìn lại quãng đường đời mình đi qua là một sự lênh đênh nội tâm. Con đường nội tâm là con đường phức tạp nhứt vì điểm đến gần như không tồn tại. Cái gọi là ‘thành công’, ‘thành đạt’ chỉ là ngoa ngữ cho một điểm đến không có thật, và nó làm cho con người chìm đấm và đau khổ trong đường đời. Thành ra, thay vì nhắm tới điểm đến, chúng ta nên quan tâm đến cách mà chúng ta đi và cùng đi với mọi người khác.

Nguồn: Bốn điều học được khi chúng ta luống tuổi

Thứ Tư, 9 tháng 11, 2022

Bảy trụ cột thông thái của thống kê học

1. Aggregation: loại bỏ dữ liệu để thu nạp thông tin

Lấy số trung bình để làm đại diện cho một dãy số

2. Information: giảm lượng thông tin

Lượng thông tin không phải là hàm tuyến tính của lượng dữ liệu mà là hàm căn bậc hai, theo công thức tính sai số chuẩn

3. Likelihood: thu nạp thông tin từ tình trạng bất định

Kiểm định thống kê giúp giảm sự bất định trong cuộc sống

4. Intercomparison: so sánh

So sánh và kiểm định để xem sự sai khác là do ngẫu nhiên hay do một yếu tố nào => tìm quy luật nhân quả

5. Regression: thu nạp thông tin từ luật hồi quy về số trung bình

Hồi quy vừa là thu nạp thông tin, vừa là đúc rút quy luật, từ quy luật mà trở nên kiến thức

6. Design: thu nạp thông tin từ số ngẫu nhiên

Sử dụng ngẫu nhiên hóa trong thiết kế kiểm định để xác nhận một giả thiết là đúng hay sai

7. Residual: thu nạp thông tin từ sai số

Làm chính xác hơn quy luật đã phát biểu trước đây bằng cách tìm quy luật trong sai số

Trích sách Suy nghĩ thống kê trong đời thường  - Nguyễn Văn Tuấn

Thứ Hai, 7 tháng 11, 2022

Hạnh phúc và khổ - Như cơn gió thoảng

  

Năm đặc điểm của người sống hạnh phúc:

  1. Mua trải nghiệm hơn mua đồ vật
  2. Đủ tiền để trang trải những nhu cầu căn bản
  3. Trân quý thời gian hơn tiền bạc
  4. Vun bồi những mối quan hệ tốt và loại bỏ những kẻ xấu: lọc new-feeds và friend-list
  5. Ăn uống ngon miệng và luyện tập thể dục

Năm điều làm cho bạn mắc kẹt và khổ:

  1. Theo đuổi những niềm tin và thói quen cũ từng giúp cho bạn trong quá khứ nhưng không còn thích hợp cho hiện tại
  2. Bạn sống trong quá khứ và tương lai nhưng không sống trong hiện tại
  3. Bạn tập trung vào những gì bạn không thích ở người khác hay chính bạn, hay những gì làm bạn không vui
  4. Bạn không là chính mình mà sống vì người khác và kì vọng của người khác
  5. Bạn không chấp nhận sự đổi thay. Đổi thay đặt ra những thách thức và làm bạn không thoãi mái, nhưng nó giúp cho bạn thoát khỏi nơi bạn đang đứng

Nguyễn Văn Tuấn Blog

 

 

Thứ Năm, 3 tháng 11, 2022

Vài quy tắc logic nên theo trong tranh luận


 

1. Quy tắc đồng nhất

Nếu một sự vật là chính nó, nó không thể và không nên là cái gì khác.

Quan điểm A là A, A’ không phải là A. Để bác bỏ A bạn phải nhắm vào A chứ không phải A’.
Tức là nói không với LẠC ĐỀ, tập trung vào vấn đề chính, có cái nào nói cái đó, không lạc sang vấn đề khác cho dù hơi giống.

2. Quy tắc Lý do đầy đủ

Mọi sự vật đều có nguyên nhân và kết quả.

Gần giống tính toàn vẹn nhưng không hẳn. Áp dụng cái này để tránh kết luận ẩu: kết luận rút ra trên một vài biểu hiện mà quên mất rằng có một vài nguyên nhân chưa xuất hiện hoặc chưa chắc chắn. Chưa đủ Duyên Khởi thì chưa nói được gì cả.

3. Quy tắc Cấm mâu thuẫn

Một sự vật không thể vừa không lại vừa có trên cùng đối tượng, dấu hiệu, thời gian, mối quan hệ.

Tránh tiêu chuẩn kép. Việc nói xuôi cũng được nói ngược cũng xong không giúp tranh luận đi đến đoạn cuối, nó chỉ làm rối tình hình vì người ta không biết đâu mà lần. Việc vay mượn Có có Không Không hay Lượng tử là chưa hiểu đúng về những cái đó. Tuy nhiên nếu có thay đổi về đối tượng, dấu hiệu, thời gian, ... thì có thành không và không thành có cũng không có gì lạ.

4. Quy tắc Triệt tam

Chỉ có có và không, không có gì ở giữa.
Như quy tắc 3, triệt tam là để logic trở nên rõ ràng, còn như chưa rõ ràng, còn nhập nhằng thì phải tìm hiểu thêm về những gì chưa biết.