Thứ Ba, 17 tháng 1, 2023

Chat với ChatGPT #2

"There is nothing either good or bad, but thinking makes it so" - William Shakespeare


 

Shakespeare's quote, "There is nothing either good or bad, but thinking makes it so," from his play Hamlet, suggests that our perception and interpretation of reality shapes our understanding of it. This idea is closely linked to the principles of quantum superposition in physics, which similarly posits that the observer's perception plays a crucial role in shaping our understanding of the physical world.

In quantum physics, the principle of superposition states that a quantum system, such as an electron, can exist in multiple states at the same time. This means that an electron can exist in multiple locations, spin directions or energy levels simultaneously, until it is observed. Once it is observed, the electron collapses into one state, the state that was observed. This is known as wave-particle duality, and it highlights the idea that the observer's perception plays a crucial role in shaping our understanding of the physical world.

Similarly, Shakespeare's quote suggests that our perception of reality is shaped by our own thoughts and interpretations. Our thoughts and beliefs about the world around us shape our understanding of it, and thus, in turn, shape our reality. Just like in quantum physics, the observer's perception plays a crucial role in shaping our understanding of the world around us.

The concept of quantum superposition in physics is closely linked to the idea of the observer shaping reality. In both cases, the observer's perception plays a crucial role in shaping our understanding of the world around us. The principle of superposition in quantum physics suggests that a quantum system can exist in multiple states at the same time, and Shakespeare's quote suggests that our thoughts and interpretations shape our understanding of reality.

In conclusion, Shakespeare's quote "There is nothing either good or bad, but thinking makes it so," highlights the idea that our perception and interpretation of reality shapes our understanding of it. This idea is closely linked to the principles of quantum superposition in physics, which similarly posits that the observer's perception plays a crucial role in shaping our understanding of the physical world. The principle of superposition in quantum physics and Shakespeare's quote both suggest that the observer's perception has the power to shape reality.

Chủ Nhật, 15 tháng 1, 2023

Chat với ChatGPT #1

 ChatGPT là một chatbot rầm rộ của OpenAI ra mắt cũng đã hơn tháng. Mình được biết qua chia sẻ của mấy cộng đồng Dev. Mấy ngày người ta khoe cứ ngóng ngóng ai đó cho mượn cái số điện thoại của Mẽo để đăng ký dùng thử. Thường dân Dev sẽ hỏi mấy câu về lập trình, còn mình kêu nó viết những bài luận nho nhỏ. Đây là bài đầu tiên trong đó, loạt bài này có thể tiếp tục hoặc không, tùy theo ngẫu hứng của gia chủ. Ảnh minh họa cũng được tạo bởi một AI khác của OpenAI là DALL-E.

"Everybody has time, thing they don't have is an appropriate reason to hang out with others" - Ai cũng có thời gian, cái mà họ không cần là một lí do chính đáng để ra ngoài với ai đó. Câu này bất chợt phát biểu khi con bạn từ hồi chưa dậy thì mời đi ăn tất niên nhà nó mà đứa nào cũng bận, nó là Việt kiều, mấy năm dịch ở VN suốt nhưng giờ ở suốt bên anh chồng.

Everybody has time, thing they don't have is an appropriate reason to hang out with others
______
Hanging out with others is an essential part of human existence. It allows us to socialize, relax, and have fun with one another. However, many people struggle to make time for socializing, often citing a lack of time as the reason. But the truth is, everyone has the same amount of time each day. The real issue is not a lack of time, but a lack of an appropriate reason to hang out with others.

An appropriate reason for hanging out with others is something that is meaningful and motivating to an individual. It is a sense of purpose or drive that gives people the motivation to use their time effectively and make connections with others. Without an appropriate reason, people may find themselves avoiding social interactions or struggling to make new connections.

For example, someone who values and prioritize their friendships will likely make time to hang out with friends regularly. Similarly, a person who is looking for new social experiences will be more likely to make time to try new activities and join social groups.

In order to make the most of our time, we must first find an appropriate reason to hang out with others. This may involve setting clear and achievable goals, identifying our passions and interests, and developing a sense of purpose in our lives. Once we have an appropriate reason, we can then focus our time and energy on achieving it, by socializing and hanging out with others that align with our interests and passions.

It is important to remember that finding an appropriate reason is a continuous process. As we grow and change, our interests and priorities may shift. Therefore, it is essential to regularly evaluate and re-evaluate our reasons for hanging out with others, ensuring that they are still relevant and motivating to us.

In conclusion, time is a precious and limited resource that we all have access to, but it is not the time itself that is the problem, it is the appropriate reason. Without an appropriate reason, people may avoid social interactions and fail to make connections with others. By finding an appropriate reason, we can use our time more effectively, building relationships, socializing and having fun with others that enhance our personal and emotional well-being.
______
Image by DALL-E
Text by ChatGPT


Thứ Hai, 21 tháng 11, 2022

Khi chúng ta luống tuổi - Copy

 Kết quả hình ảnh cho Tôi nay ở trọ trần gian, trăm năm về chốn xa xăm cuối trời 

 (bài này copy từ một cái note của người có tuổi và có chỉnh sửa, cắt bớt)

1. Khi đã luống tuổi, chúng ta không thể nào kết bạn với những người giả nhân giả nghĩa
 
    Trên đường đời và qua tương tác xã hội, chúng ta quen biết rất nhiều người trong nhiều tình huống khác nhau. Nhưng trong số đó, những người được xem là ‘bạn’ thì chắc chẳng bao nhiêu. ‘Bạn’ ở đây là người chúng ta quen, quí mến, và có thể tin tưởng được; đó là người không bỏ chúng ta trong cơn hoạn nạn; đó là người đứng bên ta đưa ra lời khuyên hợp lí, sẵn sàng ủng hộ việc làm vì lợi ích của tha nhân.
Thử đếm xem, những người bạn theo định nghĩa trên có được bao nhiêu?
 
2. Khi đã có tuổi, chúng ta nhìn thế sự một cách bình thản và nhận ra rằng không phải cái gì cũng cần phải phản ứng
 
    Lúc còn trẻ, chúng ta háo thắng, muốn vượt trội, và có khi tham lam trong danh vọng, tiền tài. Thấy cái gì ‘gai mắt’ là chúng ta phản ứng ngay. Thấy người ta có hành vi và hành động không hợp lí (với mình) và thế là có phản ứng gay gắt, thậm chí phê phán. Nhưng vì còn trẻ người non dạ, chúng ta không biết câu chuyện đằng sau của những hành động và hành vi đó, nên chúng ta đã phạm phải sai lầm và mang tội.
 
    Nhưng khi đã luống tuổi, chúng ta tạm đạt được cái ‘tri thiên mệnh’, và do đó không vội vã phản ứng trước những điều trái tai gai mắt. Chúng ta cảm thấy bình thản hơn, suy nghiệm nhiều hơn trước khi phản ứng. Chúng ta nhận ra rằng trước nhiều sự việc, phán xét và đánh giá của chúng ta chỉ là những kẻ mù sờ voi mà thôi.
 
3. Khi đã luống tuổi, chúng ta nhận ra rằng trực giác có khi là chỗ dựa quan trọng, và các giá trị bảo thủ là cần thiết.
 
    Khi còn trẻ chúng ta thường tỏ ra ‘cấp tiến’, muốn làm 'cách mạng'. Thấy cái gì cũng muốn thay đổi. Thấy cái cũ là ngứa mắt, muốn dẹp qua một bên và thay vào cái mới. Thấy mái nhà tranh là lạc hậu và muốn hiện đại hoá nó bằng một mái tôn!
Nhưng càng về già, chúng ta hình như càng ... tự diễn biến. Tự diễn biến về các giá trị bảo thủ. Chúng ta nhận ra cái thời sôi nổi là bồng bột và tai hại. Chúng ta nhận ra mình từng có tội khi đánh đổ cái cũ và thay bằng cái mới tệ hại hơn. 
 
    Chúng ta cũng nhận ra rằng không phải cái gì cũng được quyết định dựa trên chứng cớ, và trực giác trở thành một chỗ dựa rất quan trọng trong điều kiện bất định. Nhìn vào một cái đơn xin đề bạt, trực giác cho chúng ta biết rằng kẻ viết ra nó là xạo, nhưng chứng cớ thì không có hay không thể xác minh. Nghe một kẻ thuộc phe ‘cấp tiến’ nói chúng ta thấy hắn ta xạo, ngoa ngôn, dù chưa có chứng cớ. Nhưng chúng ta đúng. Trực giác đóng vai trò quan trọng và giúp chúng ta tồn tại trong những tình huống thiếu thông tin. Hoá ra, những giá trị thủ cựu và bảo thủ rất quan trọng để chúng ta không bị chìm đắm trong những ngôn từ quyến rũ và ma mị.
 
4.Càng về già chúng ta càng thấy không có nhu cầu được dung nạp hay được công nhận. 
 
    Khi còn trẻ chúng ta muốn ‘thành công’, muốn được ghi nhận, muốn được visible/viral, hay nói chung là … bon chen. Vì bon chen, chúng ta hay so sánh. Vì còn trẻ, so sánh của chúng ta ấu trĩ. Tại sao hắn được vào bộ lạc, còn mình với thành tích nổi trội hơn hắn lại không được? Bất công. Tại sao lúc nãy phát biểu, họ quên đề cập đến mình? Họ cố ý. Tại sao họ không bầu mình vào hội đồng? Họ ghét mình. Nói chung, khi còn trẻ, chúng ta muốn được dung nạp, và khi không được dung nạp thì chúng ta tức giận. 
 
    Nhưng khi luống tuổi, khi chúng ta đã qua những chặn đường đời, đã [nói theo tiếng Anh là] ‘been there, done that’, chúng ta thấy bình thản hơn. Bình thản khi người ta bỏ quên mình. Bình thản khi người ta loại mình ra khỏi bộ lạc — có lẽ họ cần ‘máu mới’. Chúng ta không có nhu cầu được thấy, được ghi nhận, hay được vượt trội gì cả. Chúng ta nhìn sự đời như một vở kịch và thấy tội nghiệp cho những diễn viên trong vở kịch. 
 
    Chúng ta càng nhận ra rằng tất cả sự vật — từ cây cỏ đến sinh vật và con người — đều là những kẻ ‘ở trọ’. Thậm chí thời gian và bóng tối cũng ở trọ, y như Trịnh Công Sơn viết:
 
Trăm năm ở đậu ngàn năm
Đêm tối ở trọ chung quanh nỗi buồn
Ơ hay là một vòng xinh
Tôi như người bỗng lênh đênh giữa đời
 
    Những người luống tuổi nhìn lại quãng đường đời mình đi qua là một sự lênh đênh nội tâm. Con đường nội tâm là con đường phức tạp nhứt vì điểm đến gần như không tồn tại. Cái gọi là ‘thành công’, ‘thành đạt’ chỉ là ngoa ngữ cho một điểm đến không có thật, và nó làm cho con người chìm đấm và đau khổ trong đường đời. Thành ra, thay vì nhắm tới điểm đến, chúng ta nên quan tâm đến cách mà chúng ta đi và cùng đi với mọi người khác.

Nguồn: Bốn điều học được khi chúng ta luống tuổi

Thứ Tư, 9 tháng 11, 2022

Bảy trụ cột thông thái của thống kê học

1. Aggregation: loại bỏ dữ liệu để thu nạp thông tin

Lấy số trung bình để làm đại diện cho một dãy số

2. Information: giảm lượng thông tin

Lượng thông tin không phải là hàm tuyến tính của lượng dữ liệu mà là hàm căn bậc hai, theo công thức tính sai số chuẩn

3. Likelihood: thu nạp thông tin từ tình trạng bất định

Kiểm định thống kê giúp giảm sự bất định trong cuộc sống

4. Intercomparison: so sánh

So sánh và kiểm định để xem sự sai khác là do ngẫu nhiên hay do một yếu tố nào => tìm quy luật nhân quả

5. Regression: thu nạp thông tin từ luật hồi quy về số trung bình

Hồi quy vừa là thu nạp thông tin, vừa là đúc rút quy luật, từ quy luật mà trở nên kiến thức

6. Design: thu nạp thông tin từ số ngẫu nhiên

Sử dụng ngẫu nhiên hóa trong thiết kế kiểm định để xác nhận một giả thiết là đúng hay sai

7. Residual: thu nạp thông tin từ sai số

Làm chính xác hơn quy luật đã phát biểu trước đây bằng cách tìm quy luật trong sai số

Trích sách Suy nghĩ thống kê trong đời thường  - Nguyễn Văn Tuấn

Thứ Hai, 7 tháng 11, 2022

Hạnh phúc và khổ - Như cơn gió thoảng

  

Năm đặc điểm của người sống hạnh phúc:

  1. Mua trải nghiệm hơn mua đồ vật
  2. Đủ tiền để trang trải những nhu cầu căn bản
  3. Trân quý thời gian hơn tiền bạc
  4. Vun bồi những mối quan hệ tốt và loại bỏ những kẻ xấu: lọc new-feeds và friend-list
  5. Ăn uống ngon miệng và luyện tập thể dục

Năm điều làm cho bạn mắc kẹt và khổ:

  1. Theo đuổi những niềm tin và thói quen cũ từng giúp cho bạn trong quá khứ nhưng không còn thích hợp cho hiện tại
  2. Bạn sống trong quá khứ và tương lai nhưng không sống trong hiện tại
  3. Bạn tập trung vào những gì bạn không thích ở người khác hay chính bạn, hay những gì làm bạn không vui
  4. Bạn không là chính mình mà sống vì người khác và kì vọng của người khác
  5. Bạn không chấp nhận sự đổi thay. Đổi thay đặt ra những thách thức và làm bạn không thoãi mái, nhưng nó giúp cho bạn thoát khỏi nơi bạn đang đứng

Nguyễn Văn Tuấn Blog

 

 

Thứ Năm, 3 tháng 11, 2022

Vài quy tắc logic nên theo trong tranh luận


 

1. Quy tắc đồng nhất

Nếu một sự vật là chính nó, nó không thể và không nên là cái gì khác.

Quan điểm A là A, A’ không phải là A. Để bác bỏ A bạn phải nhắm vào A chứ không phải A’.
Tức là nói không với LẠC ĐỀ, tập trung vào vấn đề chính, có cái nào nói cái đó, không lạc sang vấn đề khác cho dù hơi giống.

2. Quy tắc Lý do đầy đủ

Mọi sự vật đều có nguyên nhân và kết quả.

Gần giống tính toàn vẹn nhưng không hẳn. Áp dụng cái này để tránh kết luận ẩu: kết luận rút ra trên một vài biểu hiện mà quên mất rằng có một vài nguyên nhân chưa xuất hiện hoặc chưa chắc chắn. Chưa đủ Duyên Khởi thì chưa nói được gì cả.

3. Quy tắc Cấm mâu thuẫn

Một sự vật không thể vừa không lại vừa có trên cùng đối tượng, dấu hiệu, thời gian, mối quan hệ.

Tránh tiêu chuẩn kép. Việc nói xuôi cũng được nói ngược cũng xong không giúp tranh luận đi đến đoạn cuối, nó chỉ làm rối tình hình vì người ta không biết đâu mà lần. Việc vay mượn Có có Không Không hay Lượng tử là chưa hiểu đúng về những cái đó. Tuy nhiên nếu có thay đổi về đối tượng, dấu hiệu, thời gian, ... thì có thành không và không thành có cũng không có gì lạ.

4. Quy tắc Triệt tam

Chỉ có có và không, không có gì ở giữa.
Như quy tắc 3, triệt tam là để logic trở nên rõ ràng, còn như chưa rõ ràng, còn nhập nhằng thì phải tìm hiểu thêm về những gì chưa biết.

Thứ Hai, 17 tháng 8, 2020

Review vui: Đập vỡ cây đàn

      Từ đầu tới cuối là lời oán trách của anh chàng học đàn với người con gái anh yêu. Nào là giận đời bạc trắng như vôi, giận người điên đảo quên lời, đổi trắng thay đen rồi trở mặt như bàn tay. Giận tới mức anh đập vỡ cây đàn mà anh ta quý hằng bấy lâu. Hẳn nếu chỉ nghe ca thán như thế thì chắc ta cũng hình dung lỗi là thuộc về ai đó, về cái của nợ "đời" nào đó đổ lên đầu lên cổ anh ta.

      Nhưng hãy thử lắng nghe anh ta phân trần xem sao. Đó là chuyện kể anh ta yêu một nàng con gái. Nàng có giọng ca thật buồn và mong có ai đó đệm hát cho nàng. Nàng bảo anh đi học đàn đi, để đàn theo lúc nàng ca.

      Anh vì yêu nàng nên vội vàng lên tỉnh theo thầy học nhạc, một năm sau trở về thì người con gái anh yêu đã kết duyên với một nhạc sĩ vang danh. Anh không mừng mà còn quở trách, rồi nào xót thương cho nàng. Anh xót thương cho nàng hay xót cho tình đơn phương của anh tắt ngúm hi vọng?

      Và cũng từ đây, ta mới thấy anh ta ích kỷ tới mức nào. Anh học đàn là vì nàng hay vì anh hay muốn cua đổ nàng? Hẳn là lí do thứ hai thuyết phục hơn. Rồi nữa trong năm đó anh có liên lạc, thư từ gì với nàng không hay bặt vô âm tín kiểu kiểu "Em cứ đợi anh, năm sau thành danh anh sẽ về cưới em" thôi? Xin lỗi nếu là kịch bản thứ hai thì không trách nàng được đâu. Nàng có giọng ca buồn thôi chứ nàng đâu có yêu đương hay hứa hẹn gì với anh. Mà sau một năm anh có làm nên trò trống gì chưa, hay chỉ là kiểu nông nổi "theo đuổi đam mê" chứ thực không có năng khiếu? Rồi ví như anh đập vỡ cây đàn anh thích như thế thì giả sử anh có lấy được nàng đi nữa thì tương lai anh có thượng cẳng chân hạ cẳng tay những khi cơm không lành canh không ngọt không? Dám chắc là anh sẽ động chân động tay lắm.

      Nhưng thôi, phàm là người thì khi không như ý muốn ai cũng bực tức cả. Tùy vào mỗi người mà có cách thể hiện khác nhau. Anh kia anh đập đàn, trách móc này nọ. Nhưng một lúc nào đó tỉnh ra anh sẽ chúc phúc cho nàng lấy được người nhạc sĩ vang danh, giữ được tình yêu ca hát.

      Và các anh, những người luôn nói "Tôi làm thế là vì yêu em" hãy xem lại xem như thế có đúng là vì người con gái ấy chưa, hay vì chính cảm xúc yêu đương ích kỉ của các anh mà thôi?
_________
P/S Thúy Nga làm nhạc hay, hòa âm phối khí ngon, Quang Lê hùi "thơ dại" ngon giai hơn bây giờ nhiều, haha.