Mình không chơi tennis, chỉ là hồi nhỏ có hay chơi cầu lông chút chút và rất thích quay vợt, hehe.
Có ai để ý là khi cầm vợt tennis nằm ngửa sau đó tung lên cao + quay (mô tả lòng vòng vậy, còn thực tế là quăng lên treen) thì chiếc vợt đồng thời bị quay quanh cán của nó không?
Tổng quát thì hiện tượng này sẽ xảy ra khi quay một vật quanh trục mà vật có moment quán tính (I = mr^2) ở giữa giá trị nhỏ nhất và lớn nhất của nó. Vật sẽ thực hiện thêm việc quay quanh trục mà nó có moment quán tính nhỏ nhất do sự bất ổn định bởi việc quay theo trục đầu tiên.
Áp dụng vào chiếc vợt thì moment quán tính theo trục qua cán là nhỏ nhất và moment quán tính theo trục vuông góc với lưới là lớn nhất. Và moment quán tính qua trục mà ta thực hiện động tác ở trên (song song với lưới) ở khoảng giữa hai giá trị trên.
Hiện tượng được quan sát bởi phi hành gia người Nga Vladimir Dzhanibekov vào năm 1985 ở trạm vũ trụ của Liên Xô và đặt theo tên của ông, mặc dù nó đã được đề cập khoảng 150 năm trước đó trong các tài liệu vật lý. Hehe, hồi đó còn chiến tranh lạnh, hiện tượng này còn bị coi là bí mật quốc gia không cho công bố nữa cơ.
Vận dụng giải thích của hiện tượng này, người ta đã chỉ ra được tại sao các thiên thể trong vũ trụ sẽ quay theo trục mà nó có moment quán tính lớn nhất, đồng thời với vận tốc nhỏ nhất vì động năng từ thời thiên thể được sinh ra đã chuyển dần thành nhiệt năng của nó.
Trong video còn có một câu hỏi thú vị là trái đất cũng là một vật thể tự quay quanh mình trong không gian, và có khi nào trái đất cũng sẽ bị lật ngược lại, để rồi mặt trời mọc ở đằng Tây và lặn ở đằng Đông không? Câu trả lời là khó có khả năng đó vì hiện tại trái đất đã quay theo trục mà nó có moment quán tính lớn nhất, do xích đạo thực tế có đường kính lớn hơn đường kính qua hai cực, tức là hơi bầu bầu một tí, hehe.
Clip tiếng Việt: xem ở đây
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét