Thứ Hai, 17 tháng 8, 2020

Review vui: Đập vỡ cây đàn

      Từ đầu tới cuối là lời oán trách của anh chàng học đàn với người con gái anh yêu. Nào là giận đời bạc trắng như vôi, giận người điên đảo quên lời, đổi trắng thay đen rồi trở mặt như bàn tay. Giận tới mức anh đập vỡ cây đàn mà anh ta quý hằng bấy lâu. Hẳn nếu chỉ nghe ca thán như thế thì chắc ta cũng hình dung lỗi là thuộc về ai đó, về cái của nợ "đời" nào đó đổ lên đầu lên cổ anh ta.

      Nhưng hãy thử lắng nghe anh ta phân trần xem sao. Đó là chuyện kể anh ta yêu một nàng con gái. Nàng có giọng ca thật buồn và mong có ai đó đệm hát cho nàng. Nàng bảo anh đi học đàn đi, để đàn theo lúc nàng ca.

      Anh vì yêu nàng nên vội vàng lên tỉnh theo thầy học nhạc, một năm sau trở về thì người con gái anh yêu đã kết duyên với một nhạc sĩ vang danh. Anh không mừng mà còn quở trách, rồi nào xót thương cho nàng. Anh xót thương cho nàng hay xót cho tình đơn phương của anh tắt ngúm hi vọng?

      Và cũng từ đây, ta mới thấy anh ta ích kỷ tới mức nào. Anh học đàn là vì nàng hay vì anh hay muốn cua đổ nàng? Hẳn là lí do thứ hai thuyết phục hơn. Rồi nữa trong năm đó anh có liên lạc, thư từ gì với nàng không hay bặt vô âm tín kiểu kiểu "Em cứ đợi anh, năm sau thành danh anh sẽ về cưới em" thôi? Xin lỗi nếu là kịch bản thứ hai thì không trách nàng được đâu. Nàng có giọng ca buồn thôi chứ nàng đâu có yêu đương hay hứa hẹn gì với anh. Mà sau một năm anh có làm nên trò trống gì chưa, hay chỉ là kiểu nông nổi "theo đuổi đam mê" chứ thực không có năng khiếu? Rồi ví như anh đập vỡ cây đàn anh thích như thế thì giả sử anh có lấy được nàng đi nữa thì tương lai anh có thượng cẳng chân hạ cẳng tay những khi cơm không lành canh không ngọt không? Dám chắc là anh sẽ động chân động tay lắm.

      Nhưng thôi, phàm là người thì khi không như ý muốn ai cũng bực tức cả. Tùy vào mỗi người mà có cách thể hiện khác nhau. Anh kia anh đập đàn, trách móc này nọ. Nhưng một lúc nào đó tỉnh ra anh sẽ chúc phúc cho nàng lấy được người nhạc sĩ vang danh, giữ được tình yêu ca hát.

      Và các anh, những người luôn nói "Tôi làm thế là vì yêu em" hãy xem lại xem như thế có đúng là vì người con gái ấy chưa, hay vì chính cảm xúc yêu đương ích kỉ của các anh mà thôi?
_________
P/S Thúy Nga làm nhạc hay, hòa âm phối khí ngon, Quang Lê hùi "thơ dại" ngon giai hơn bây giờ nhiều, haha.

[Tập làm văn 2020] - hehe

      Câu 1: Trân trọng sự sống mỗi ngày: Thật ra loài người chúng ta đã làm cho các nhu cầu cơ bản như sinh tồn, ăn uống, truyền giống trở nên rất dễ dàng so với tự nhiên nên chuyện "trân trọng" thành ra rất mơ hồ. Cứ phải cực khổ và khắc nghiệt như tự nhiên là biết trân trọng liền. Kiểu của tự nhiên là "nếu mày không sống thì ấn nút để thằng khác sống". Mà thực ra cái khắc nghiệt này vẫn luôn hiện hữu trong đời sống hàng ngày của con người ở những nhu cầu cao hơn cơ bản. Ví như ông bà vẫn dạy "thương trường như chiến trường" đó thôi.

      Câu 2: Họ đã sống và qua từng thời đều có lãnh đạo, người thủ lĩnh đứng đầu có ảnh hưởng lớn đến đám đông, cũng đồng thời là người am hiểu những giá trị chung của cộng đồng mà đồng thời trở thành chất keo kết dính.

"Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bại"

      4 nghìn năm của chúng ta đánh nhau cũng nhiều, âu cũng là cái khắc nghiệt của tự nhiên truyền dai dẳng vào cuộc sống con người. Thời của bài thơ ra đời ngoại xâm và nội thù có lẽ rất hiện hữu. Còn ngày nay, ngoại xâm và nội thù của chúng ta là ai?


Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2020 môn Văn được công bố chính thức. Xem chi tiết tại đây

[Ôn bài] - Hiệu ứng vợt tennis quay

      Mình không chơi tennis, chỉ là hồi nhỏ có hay chơi cầu lông chút chút và rất thích quay vợt, hehe.

      Có ai để ý là khi cầm vợt tennis nằm ngửa sau đó tung lên cao + quay (mô tả lòng vòng vậy, còn thực tế là quăng lên treen) thì chiếc vợt đồng thời bị quay quanh cán của nó không?

      Tổng quát thì hiện tượng này sẽ xảy ra khi quay một vật quanh trục mà vật có moment quán tính (I = mr^2) ở giữa giá trị nhỏ nhất và lớn nhất của nó. Vật sẽ thực hiện thêm việc quay quanh trục mà nó có moment quán tính nhỏ nhất do sự bất ổn định bởi việc quay theo trục đầu tiên.

      Áp dụng vào chiếc vợt thì moment quán tính theo trục qua cán là nhỏ nhất và moment quán tính theo trục vuông góc với lưới là lớn nhất. Và moment quán tính qua trục mà ta thực hiện động tác ở trên (song song với lưới) ở khoảng giữa hai giá trị trên.

      Hiện tượng được quan sát bởi phi hành gia người Nga Vladimir Dzhanibekov vào năm 1985 ở trạm vũ trụ của Liên Xô và đặt theo tên của ông, mặc dù nó đã được đề cập khoảng 150 năm trước đó trong các tài liệu vật lý. Hehe, hồi đó còn chiến tranh lạnh, hiện tượng này còn bị coi là bí mật quốc gia không cho công bố nữa cơ.

      Vận dụng giải thích của hiện tượng này, người ta đã chỉ ra được tại sao các thiên thể trong vũ trụ sẽ quay theo trục mà nó có moment quán tính lớn nhất, đồng thời với vận tốc nhỏ nhất vì động năng từ thời thiên thể được sinh ra đã chuyển dần thành nhiệt năng của nó.

      Trong video còn có một câu hỏi thú vị là trái đất cũng là một vật thể tự quay quanh mình trong không gian, và có khi nào trái đất cũng sẽ bị lật ngược lại, để rồi mặt trời mọc ở đằng Tây và lặn ở đằng Đông không? Câu trả lời là khó có khả năng đó vì hiện tại trái đất đã quay theo trục mà nó có moment quán tính lớn nhất, do xích đạo thực tế có đường kính lớn hơn đường kính qua hai cực, tức là hơi bầu bầu một tí, hehe.


Clip tiếng Việt:  xem ở đây